Thời gian gần đây, trước những áp lực từ chính trị và lập pháp thì FDIC đã loại bỏ tiêu chí “rủi ro danh tiếng” khỏi hướng dẫn đánh giá giám sát ngân hàng điện tử. Sự thay đổi này mang đến nhiều lợi ích và tạo điều kiện cho sự phát triển của ngành công nghiệp tiền điện tử. Việc FDIC chống lại việc loại bỏ ngân hàng tiền điện tử nhằm đáp ứng một dự luật đề xuất sẽ yêu cầu thay đổi tương tự. Mặc dù dự luật còn khá xa vời khi trở thành luật hiện hành tuy nhiên FDIC đã cải cách hướng dẫn của mình để phù hợp với chỉ thị ủng hộ tiền điện tử của Trump. Đây thực sự là chiến thắng lớn cho ngành công nghiệp tiền điện tử rất đáng được công nhận. Vậy FDIC để ngăn chặn việc loại bỏ ngân hàng tiền điện tử thì hãy cùng Bitreviews khám phá tin tức nóng hổi này trong bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu FDIC chống lại việc loại bỏ ngân hàng tiền điện tử
Những năm qua, cơ sở quản lý tài chính quan trọng của Mỹ (Federal Deposit Insurance Corporation (FDIC)) đã bị cáo buộc thúc đẩy nỗ lực loại bỏ ngân hàng tiền điện tử đối với các doanh nghiệp lớn và nhà đầu tư cá nhân.
Một số tài liệu tiết lộ rằng từ 2022 đến 2023, FDIC đã chỉ đạo một số ngân hàng ngừng cung cấp bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến tiền điện tử cho đến khi họ có thể đánh giá các rủi ro tiềm ẩn và hoàn thiện các hướng dẫn quy định. Giám đốc Pháp lý của Ripple, Stuart Alderoty cho rằng các chỉ thị của FDIC dường như được thiết kế để ngăn cản các ngân hàng tham gia vào hoạt động kinh doanh nào liên quan đến tiền điện tử. Hay mới đây vào ngày 3/1 thì giám đốc Pháp lý của Coinbase, Paul Grewal đã tiết lộ thêm các bức thư của FDIC kêu gọi các ngân hàng giảm bớt hoạt động liên quan đến tiền điện tử.
Tuy nhiên, hiện tại cơ quan này lại đang đảo ngược một số chính sách của mình để thể hiện sự đấu tranh chống lại việc loại bỏ ngân hàng của tiền điện tử. Điển hình là việc FDIC đang theo bước USOCC trong việc loại bỏ tiêu chí “rủi ro danh tiếng” trong hướng dẫn đánh giá giám sát ngân hàng. Những tiêu chí này rất mơ hồ và thiếu tính thực tiễn đã được dùng để biện minh cho việc loại bỏ ngân hàng của các doanh nghiệp tiền điện tử hợp pháp qua Operation Chokepoint 2.0 theo tuyên bố David Sacks Crypto Czar của Donald Trump.
Dự luật buộc các tập đoàn loại bỏ đánh giá rủi ro danh tiếng được đề xuất và ủng hộ bởi Thượng nghị sĩ Tim Scott đang gây nhiều tranh cãi trong ngành công nghiệp tiền điện tử. Hiện tại, đạo luật Firm đang được thông qua ủy ban và còn rất xa mới thành luật. Vì vậy, FDIC đang đi trước một cuộc chiến lập pháp kéo dài bằng cách chấp nhận các yêu cầu của nó liên quan đến việc loại bỏ ngân hàng của tiền điện tử.
Tổng thống Donald Trump đã xác định việc chấm dứt Operation Choke Point 2.0 (chiến dịch để loại bỏ ngân hàng tiền điện tử thông qua việc sử dụng tiêu chí mơ hồ và chủ quan) đồng thời bổ nhiệm David Sacks trở thành Crypto Czar thể hiện sự quan tâm của ông. Tháng 12 năm 2024, ông Trump đã tái cấu trúc các cơ quan quản lý ngân hàng liên bang chính gồm FDIC, OCC và Cục Dự trữ Liên bang sáp nhập chúng để hợp lý hóa việc giám sát. Việc đề xuất bãi bỏ FDIC của ông Trump khá quyết liệt nhưng thật sự không cần thiết.
Khi nhiệm kỳ của Tổng thống Biden kết thúc, các thành viên FDIC như Travis Hill bắt đầu công khai chỉ trích vai trò của Tập đoàn trong việc loại bỏ ngân hàng của tiền điện tử. Ở thời điện hiện tại thì Travis Hill là quyền Chủ tịch mới và FDIC đã nhiệt tình phát hành các tài liệu chi tiết về sự tham gia của mình trong Operation Choke Point 2.0. Điều này cho thấy sự đi trước của FDIC trước bối cảnh diễn ra sự chỉ trích về đạo luật Firm.

Hành động của FDIC tác động đến ngành tiền điện tử ra sao?
Nước đi của FDIC chống lại việc loại bỏ ngân hàng tiền điện tử có thể tác động mạnh mẽ đến toàn bộ ngành tài chính. Mặc dù các hoạt động của FDIC đang cản trở ngành công nghiệp tiền điện tử tuy nhiên nỗ lực loại bỏ ngân hàng sẽ ảnh hưởng sang các ngành hàng. Đạo luật Firm đã nhận được sự chỉ trích từ cộng đồng và một số nhà bình luận còn lo ngại rằng các quy tắc nới lỏng quá mức có thể tạo điều kiện cho các đối tượng xấu hoạt động và những công ty bị nhắm mục tiêu không tương thích,
Đối với ngành công nghiệp tiền điện tử nói chung thì đây là một chiến thắng, một bước quan trọng trong xu hướng phát triển mở rộng. Kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức thì toàn bộ cơ quan quản lý tài chính đã có động thái ủng hộ tiền điện tử mạnh mẽ. Xét về thời điểm hiện tại thì đạo luật Firm chưa thực sự cần thiết cũng như khó đem lại những tác động tích cực. Dường như FDIC đang tham gia vào làn sóng thân thiện với ngành công nghiệp tiền điện tử.

Bên cạnh những chỉ trích thì hành động FDIC chống lại việc loại bỏ ngân hàng tiền điện tử cũng mang lại những lợi ích cho sự phát triển của ngành. Tuy nhiên cho đến khi đạo luật Firm trở thành luật hiện hành chính thức thì chúng ta mới có thể thấy được những tác động to lớn đối với ngành công nghiệp tiền điện tử.