Đồng Ripple(XRP) là đồng coin thuộc top 10 đồng tiền điện tử có mức vốn hóa thị trường trên CoinMarketCap. Tiền điện tử XRP được biết đến là giải pháp thanh toán xuyên biên giới nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Không chỉ vậy đồng tiền điện tử còn có vai trò kết nối giữa tiền pháp định và tiền mã hóa cho phép trao đổi giá trị linh hoạt mà không cần sự kiểm soát của bên thứ 3 nên được ưa chuộng trên các sàn giao dịch. Ngoài ra, loại tiền mã hóa này còn có vai trò như kho lưu giá trị với tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn cho các nhà đầu tư. Trong bài viết này, hãy cùng Bitreviews tìm hiểu về đồng tiền này có gì đặc điểm gì nổi trội nhé!
Ripple (XRP) là gì?

Là đồng tiền điện tử được tạo ra bởi công ty công nghệ Ripple nhằm đem đến giải pháp thanh toán toàn cầu hoàn hảo cho các tổ chức tài chính. Ra mắt vào 2012, XRP vận hành trên blockchain XRP Ledger (XRPL) mã nguồn mở với hệ thống máy chủ hàng ngang. XRP Ledger sử dụng cơ chế đồng thuận Ripple (RPCA) giúp quá trình xác thực giao dịch diễn ra nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng hơn blockchain khác.
XRP là cầu nối giữa các loại tiền tệ nhằm giao dịch quốc tế nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào các hệ thống thanh toán truyền thống. Sở hữu tốc độ xử lý giao dịch chỉ từ 3 – 5 giây và khả năng mở rộng lên đến 1.500 TPS giúp XRP có hiệu suất vượt trội hơn Bitcoin và Ethereum. Hoạt động trên mạng lưới phi tập trung dù có sự hỗ trợ của Ripple Labs nhằm đảm bảo tính bảo mật và hiệu quả tuy nhiên các giao dịch vẫn diễn ra độc lập.
- Thông tin tổng quan về token XRP
Tên token | Ripple |
Ký hiệu | XRP |
Blockchain | XRP Ledger |
Loại token | Utility token |
Tiêu chuẩn token | BEP-20 |
Contract | 0x1d2f0da169ceb9fc7b3144628db156f3f6c60dbe |
Tổng cung | 99.986.253.154 XRP |
Tổng cung tối đa | 100.000.000.000 XRP |
Cung lưu hành | 58.338.141.684XRP |
Vốn hóa thị trường | 121.01 tỷ USD (dữ liệu từ Coinmarketcap.com) |
- Phân bổ token
Với tổng cung gần 100 tỷ XRP sẽ được phân bổ theo mô hình sau:
- Đội ngũ phát triển: 20% phân bổ cho các nhà đầu tư sớm và đối tác chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển và mở rộng của hệ sinh thái Ripple
- Ripple Labs: 80% được dùng để phát triển dự án xây dựng trên XRP Ledger, hợp tác với các đối tác và duy trì tính thanh khoản trên thị trường đồng thời khuyến khích sự tham gia của cộng đồng
- Đội ngũ phát triển
Chris Larsen (CEO): Doanh nhân người Mỹ hiện là Giám đốc điều hành của Ripple. Ông là người thành lập Ripple Labs vào năm 2012 với mục tiêu đem lại giải pháp thanh toán toàn cầu nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Ripple Labs có trụ sở tại San Francisco, California với đội ngũ phát triển giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ tài chính.
Brad Garlinghouse (CEO): Giám đốc điều hành Ripple cũng là doanh nhân người Mỹ. Gia nhập vào Ripple Labs năm 2013 có đóng góp quan trọng trong việc phát triển công ty trở nên nổi tiếng trong lĩnh vực thanh toán Blockchain trên toàn cầu.
David Schwartz: Giám đốc công nghệ của Ripple, ông là kỹ sư phần mềm nổi tiếng là chuyên gia hàng đầu công nghệ blockchain. Ông đã góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc cho XRP và XRP Ledger.
Jed McCaleb: Nhà sáng lập gốc của Ripple, một nhà phát triển phần mềm người Mỹ tuy nhiên ông đã bán lại giải pháp cho Chris Larsen vào năm 2012.
- Nhà đầu tư
Từ 2013 – 2019, Ripple Labs đã huy động được hơn 288,5 triệu USD thu hút sự đầu tư từ nhiều quỹ lớn trong ngành tài chính gồm Andreessen Horowitz (a16z), Google Ventures, IDG Capital. Đồng thời Ripple đã mở rộng quan hệ mạng lưới đối tác gồm các ngân hàng, tổ chức tài chính và công ty công nghệ lớn trên toàn cầu như Santander Bank, American Express và MoneyGram.
- Năm 2013, Ripple gọi vốn vòng Seed nhận 1,5 triệu USD, với sự tham gia của Core Innovation Capital, Camp One Ventures, Hinge Capital, cùng Vast Ventures vào tháng 4.
- Năm 2015, thực hiện vòng gọi vốn Series A với sự huy động vốn từ Seagate Technology, CME Ventures, Core Innovation Capital và nhiều quỹ khác vào tháng 5. Đến tháng 10, Santander dẫn đầu vòng Series A với số vốn 32 triệu USD.
- Năm 2016, vòng gọi vốn Series B của Ripple được mở ra gọi vốn thành công 55 triệu USD trong đó SBI Investment là nhà đầu tư chính.
- Tới tháng 12/2019, Ripple hoàn tất phần gọi vốn Series C huy động được 200 triệu USD với Tetragon Financial Group Limited dẫn đầu.
- Lịch sử hình thành
Ít ai biết Ripple là dự án lâu đời hơn cả Bitcoin với cha đẻ là Ryan Fugger. Năm 2004, ông đã phát triển Ripple như một hệ thống tiền tệ kỹ thuật số phi tập trung (RipplePay). Tới 2005, hệ thống hoạt động với mục tiêu đem đến giải pháp thanh toán toàn cầu an toàn.
Năm 2012, Fugger hợp tác với Jed McCaleb và Chris Larsen thành lập công ty công nghệ OpenCoin tại Mỹ. Năm 2013, OpenCoin đổi tên thành Ripple Labs và tới năm 2015 chính thức lấy tên là Ripple.
Từ năm 2012 – 2015 ra mắt XRP Ledger và thiết lập RippleNet kết nối với các tổ chức tài chính toàn cầu.
Năm 2017, thị trường crypto bùng nổ đẩy giá XRP đạt mức đỉnh điểm đạt 3,56 USD ngày 4/1/2018 tăng 36%. Với mức vốn hóa 200 tỷ USD khiến XRP là đồng tiền lớn thứ 3 thế giới tuy nhiên sau đó giá lại giảm mạnh.
Năm 2018 – 2020, triển khai On-Demand Liquidity (ODL) và XRP trở thành phương thức thanh toán quốc tế. Ripple đã hợp tác với nhiều tổ chức tài chính lớn và mở rộng thị trường tại nhiều khu vực: châu Á, Châu Phi,…
Tháng 12/2020, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) kiện Ripple Labs, cáo buộc công ty huy động 1,3 tỷ USD qua việc bán XRP khi chưa được cấp phép. Điều này không chỉ khiến giá XRP giảm mạnh do bị hủy niêm yết trên nhiều sàn giao dịch.
Vào ngày 7/8/2024, vụ kiện kết thúc và tòa yêu cầu Ripple nộp phạt 125 triệu USD. Sau phán quyết thì giá XRP tăng 25%.
Tháng 4/2024, Ripple công bố kế hoạch phát hành Ripple USD (RLUSD) – stablecoin được neo giá theo USD đảm bảo bằng tiền mặt cùng tài sản tương đương. Nó được cấp phép hoạt động vào tháng 12 cùng năm khiến giá XRP lập đỉnh ATH mới vào tháng 01/2025.
Trong năm nay, Ripple hướng tới tầm nhìn “Internet of Value”, nhấn mạnh vai trò của thanh toán xuyên biên giới, lưu ký tài sản số và stablecoin đồng thời mở rộng quan hệ đối tác.
- Lịch mở khóa token XRP
Chiến lược kiểm soát nguồn cung token XRP ra thị trường của Ripple đó là sẽ mở khóa 1 tỷ XRP hàng tháng từ các tài khoản ký quỹ. Cụ thể là vào ngày 01/01/2020, Whale Alert thông báo Ripple đã mở khoá 1 tỷ XRP từ ví lưu ký. Hay ngày 1/1/2024, Ripple đã mở khóa 1 tỷ XRP, tương đương khoảng 611,42 triệu USD để tăng cường tính thanh khoản và hỗ trợ hoạt động cho hệ sinh thái.
Dù vậy không phải toàn bộ số XRP đều được đưa vào lưu thông mà phần không sử dụng sẽ được khóa lại nhằm kiểm soát lạm phát. Nhờ việc quản lý nguồn cung và lịch trình mở khóa token công khai giúp duy trì sự ổn định và hỗ trợ sự phát triển cho hệ sinh thái Ripple
- Mục đích sử dụng
Được phát triển dựa trên blockchain mã nguồn mở XRP Ledger giúp người dùng có thể giao dịch nhanh chóng và dễ dàng khi là validator trên mạng lưới. XRP dùng để trả phí giao dịch XRP Ledger (XRPL) nhằm duy trì hiệu suất mạng và ngăn chặn tình trạng spam.
XRP là cầu nối trung gian giữa tiền pháp định và tiền mã hóa cho phép giao dịch xuyên biên giới nhanh chóng hơn Bitcoin hoặc hệ thống SWIFT truyền thống mà không chịu kiểm soát của bên thứ 3. Đồng thời nó còn tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính hiện đại.
Với giải pháp On-Demand Liquidity (ODL) của RippleNet đã triển khai bởi Ripple thì các tổ chức tài chính có thể dùng XRP để tăng tốc độ thanh toán và giảm thiểu chi phí.
Hiện tại, XRP có sẵn trên các sàn giao dịch được liên kết XRP Ledger cho phép các nhà giao dịch mua bán tiền điện tử dễ dàng và liền mạch.
Cơ chế ký quỹ kiểm soát nguồn cung thì lượng lớn XRP được giữ trong tài khoản ký quỹ và phát hành theo lịch trình định sẵn nhằm đảm bảo tính ổn định của thị trường.
- Mua và lưu trữ XRP ở đâu?
Hiện nay, đồng XRP có sẵn trên các sàn giao dịch lớn gồm Binance, Coinbase,… vì vậy người dùng có thể dễ dàng mua bán và giao dịch. Ngoài ra, người dùng có thể lựa chọn các ví điện tử để lưu trữ đồng tiền này gồm ví nóng và ví lạnh. Nổi bật là các loại ví sau: Trust Wallet, Best Wallet, Ledger, Trezor,… Đối với những người mới bắt đầu thì ví nóng là sự lựa chọn hàng đầu còn nếu muốn lưu trữ XRP an toàn nhất thì ví lạnh là giải pháp tối ưu.
Cách thức hoạt động của đồng Ripple (XRP)

XRP hoạt động trên blockchain XRP Ledger (XRPL) công khai và phi tập trung dùng để xử lý các giao dịch tài chính nhanh chóng và hiệu quả. XRPL là sổ cái phân tán mã nguồn mở giúp duy trì mạng lưới máy chủ ngang hàng đem lại tốc độ xử lý giao dịch nhanh chóng, chính xác với chi phí thấp. Tuy nhiên blockchain XRPL không hoàn toàn công khai bởi chỉ những người tham gia được Ripple Labs xác thực mới có thể tham gia vào quá trình xác thực giao dịch giúp nâng cao độ bảo mật mạng lưới.
Khác với cơ chế PoW như Bitcoin, XRP sử dụng cơ chế đồng thuận Giao thức Ripple (RPCA). Nhờ đó cho phép các máy chủ đạt được sự đồng thuận về quá trình xác thực giao dịch một cách nhanh chóng và hiệu quả mà không cần khai thác giúp tiết kiệm năng lượng.
Đồng XRP có tiềm năng trong năm 2025 không?
Được thiết kế như một phương thức thanh toán xuyên biên giới, hỗ trợ hoạt động giao dịch trên sàn Cex và Dex cũng như góp phần vào sự phát triển của hệ sinh thái Ripple. XRP có những ưu điểm nổi trội và hạn chế như sau:

- Giao dịch xuyên biên giới dễ dàng
XRP được các tổ chức tài chính thực hiện các giao dịch quốc tế một cách nhanh chóng, thuận tiện và chi phí thấp. Do giảm bớt sự phụ thuộc vào các ngân hàng trung gian giúp giảm bớt chi phí cùng thời gian thực hiện các thủ tục xử lý giao dịch. Hơn nữa, nó còn đem lại trải nghiệm hấp dẫn cho người dùng với dịch vụ tài chính thông minh gồm ký quỹ, ví tiền điện tử và các ứng dụng phi tập trung (dApp).
- Tốc độ giao dịch nhanh và chi phí thấp
Nhờ vận hành trên blockchain XRP Ledger (XRPL) phi tập trung mã nguồn mở cùng áp dụng cơ chế Ripple (RPCA) giúp quá trình xác thực giao dịch diễn ra nhanh hơn so với các hệ thống thanh toán truyền thống và nhiều loại tiền điện tử khác. XRP có thể xử lý lên đến 1.500 giao dịch mỗi giây với thời gian xác thực chỉ từ 3 – 5 giây. Hơn nữa, mức phí giao dịch cực thấp chỉ khoảng 0.00001 USD cho mỗi giao dịch.
- Tính thanh khoản cao và có khả năng chuyển đổi
So với các loại tiền mã hóa khác thì giá trị của XRP khá ổn định khiến nó trở thành phương thức thanh toán tốt nhất cho các giao dịch trên các sàn giao dịch tiền điện tử hoặc công ty tài chính. Mặt khác, XRP có khả năng quy đổi thành nhiều loại tiền tệ hoặc tài sản có giá trị với khoản hoa hồng chênh lệch tối thiểu. Điều này khiến nó trở thành công cụ hữu ích trong các giao dịch tài chính đa dạng.
- Nguồn cung được kiểm soát chặt chẽ
Vì tất cả token được phát hành ngay từ đầu và đã tồn tại, không phải toàn bộ số XRP đều được đưa vào lưu thông mà phần không sử dụng sẽ được khóa lại. Nhờ cơ chế kiểm soát nguồn cung chặt chẽ nên tránh tình trạng XRP bị lạm phát
- Độ tin cậy cao và tiềm năng tăng giá
Ripple đã thiết lập quan hệ đối tác với hơn 100 ngân hàng và tổ chức tài chính trên toàn cầu gồm Bank of America, Santander, Standard Chartered và American Express. Điều này giúp nâng cao sự uy tín và tính khả dụng của XRP trong hệ thống tài chính truyền thống. Bởi nếu càng được nhiều ngân hàng sử dụng, giá trị của đồng XRP càng cao. Đây sẽ là tin cực tốt cho những holder XRP. Vì Ripple được nhiều ngân hàng tin tưởng lựa chọn hợp tác nên XRP sẽ không phải chịu nhiều quy định kiểm tra như các loại tiền điện tử khác.
- Có khả năng mở rộng
Với sự bổ sung thêm tính minh bạch và độ bảo mật cho các giao dịch trên XRP Ledger thông qua việc thêm từng giao dịch vào sổ cái mã nguồn mở công khai không thể thay đổi. Đồng thời, sở hữu tốc độ giao dịch nhanh chóng và hiệu quả, xử lý một lượng lớn giao dịch cùng lúc nên XRPL cũng hỗ trợ các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) và các dịch vụ tài chính. Nhờ đó mà XRP có khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và là sự lựa chọn hàng đầu của các tổ chức tài chính lớn.
Dù không có các tính năng staking tuy nhiên nó vẫn mang đến những lợi ích cho nhà đầu tư thông qua các ứng dụng tài chính phi tập trung (DeFi) trên XRP Ledger. Người dùng có thể tham gia vào các dự án DeFi trên XRPL để kiếm lợi nhuận từ việc yield farming.
- Hạn chế
Mang tính chất tập trung: Vì đồng XRP có sẵn từ đầu nên nhà phát triển có thể quyết định đến số lượng coin phát hành. Khi đó việc hợp tác với các ngân hàng truyền thống sẽ đi ngược lại bản chất của tiền điện tử.
Vì hoạt động trên blockchain mã nguồn mở nên code bị hacker truy cập thành công nên rủi ro bị hack sẽ khá cao.
Sự thành công của dự án phụ thuộc phần lớn vào sự chấp nhận của ngân hàng và các tổ chức tài chính. Bên cạnh đó, nó còn bị ảnh hưởng bởi các vấn đề quy định pháp lý khác đặc biệt liên quan đến SEC.
Cạnh tranh với nhiều loại tiền điện tử và blockchain khác cùng rủi ro về biến động giá.
Sự phát triển công nghệ còn nhiều hạn chế so với các loại tiền điện tử khác.
Sự khác biệt giữa XRP và Bitcoin
Mặc dù cả hai đồng tiền điện tử này đều sử dụng công nghệ Blockchain với mạng giao dịch ngang hàng P2P không chịu sự kiểm soát của bên thứ 3 với hệ thống bảo mật mạnh mẽ. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt như:
Tiêu chí | XRP | Bitcoin |
Mục đích sử dụng | Là phương tiện thanh toán quốc tế cho tổ chức tài chính và phí giao dịch trên mạng | Tiền kỹ thuật số dùng để thanh toán cho các dịch vụ, hàng hóa. Ngoài ra, còn là kho lưu trữ giá trị dài hạn. |
Cơ chế đồng thuận | Sử dụng cơ chế đồng thuận Ripple (RPCA) giúp tăng độ xử lý giao dịch với mức chi phí thấp | Sử dụng cơ chế PoW sử dụng việc khai thác để duy trì sự phát triển và tăng cường độ bảo mật cho mạng lưới |
Nguồn cung | Ban đầu có số lượng khoảng 100 tỷ XRP chỉ có khoảng 38 tỷ XRP có sẵn trên thị trường, phần còn lại nằm trong quỹ dự trữ của Ripple Labs và được phát hành định kỳ hàng tháng | Giới hạn ở mức 21 triệu BTC |
Tốc độ giao dịch | Nhanh khoảng 4 giây để hoàn tất | Chậm có thể mất khoảng 70 để hoàn thành giao dịch |
Phí giao dịch | Thấp chỉ khoảng 0.00001 USD | Cao có thể lên tới 70 USD vào thời điểm mạng bị tắc nghẽn |
Tính phân cấp | Được kiểm soát bởi Ripple | Phi tập trung hoàn toàn |
Năng lượng | Giao dịch Ripple sử dụng ít năng lượng nên rất thân thiện với môi trường | Vì sử dụng cơ chế PoW khiến cần nhiều năng lượng khi khai thác Bitcoin |
Tương lai đồng Ripple (XRP)
Đồng coin XRP là giải pháp tối ưu trong lĩnh vực thanh toán và chuyển tiền quốc tế nhờ hoạt động trên công nghệ blockchain tiên tiến. XRP Ledger có khả năng xử lý giao dịch nhanh chóng, chi phí thấp, và khả năng mở rộng vượt trội. Điều này góp phần giúp XRP trở nên nổi bật trong số các loại tiền điện tử khi được tích hợp với hệ thống tài chính truyền thống nhờ RippleNet và On-Demand Liquidity (ODL).
Ripple đang ngày càng mở rộng phạm vi ứng dụng của XRP trong phương thức thanh toán xuyên biên giới, hợp tác phát triển tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương. Nhờ đó mà vị thế của XRP trong ngành tài chính được củng cố, tăng tiềm năng phát triển dài hạn. Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa khi nhu cầu về các giải pháp thanh toán nhanh chóng và chi phí thấp càng lớn. Hơn nữa, Ripple đã thiết lập mối quan hệ đối tác mạnh mẽ với nhiều ngân hàng, tổ chức tài chính lớn để gia tăng sự chấp nhận và nâng cao giá trị của XRP. Ngoài ra, blockchain của XRP được nâng cấp không ngừng giúp tăng khả năng hỗ trợ cho DeFi, token hóa tài sản và các ứng dụng phi tập trung (dApps).
Mặc dù XRP có tiềm năng tăng giá trong tương lai nhưng tiềm ẩn nhiều rủi to. Ripple phải đối mặt với các vấn đề pháp lý đặc biệt là vụ kiện từ SEC ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý thị trường. Mặt khác, XRP phải cạnh tranh với các đồng tiền điện tử khác và các dự án blockchain khác. Là một loại tiền điện tử nên XRP vẫn chịu ảnh hưởng từ các biến động trên thị trường tiền ảo cùng tâm lý nhà đầu tư.
Ở thời điểm hiện tại, XRP vẫn là đồng tiền mã hóa đầy tiềm năng với độ tin cậy cao cùng sự ổn định về giá hơn các loại tiền điện tử khác. Đặc biệt đồng XRP là giải pháp lý tưởng cho các giao dịch quốc tế tại các ngân hàng hay tổ chức tài chính lớn với tốc độ vượt trội, chi phí thấp. Ngoài ra, XRP có thể là tài sản hấp dẫn có giá trị tăng trưởng trong dài hạn khá hấp dẫn với các nhà đầu tư.