Thị trường tiền điện tử ngày càng sôi động hơn với sự ra đời của nhiều đồng tiền mã hóa. USDT là một trong những đồng tiền phổ biến với mức vốn hóa thị trường đứng 3 sau BTC và ETH. Là stablecoin phổ biến nhất thế giới, phát hành bởi Tether được dùng làm phương thức thanh toán rộng rãi và đầu tư tài chính có sự ổn định về giá hơn các loại tiền điện tử khác. Mặc dù là kho lưu trữ giá trị dễ tiếp cận, an toàn trong thời kỳ biến động cho những nhà đầu tư trong thị trường crypto tuy nhiên nó vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnh. Vậy đồng USDT là gì? Đồng tiền stablecoin có những lợi thế và hạn chế ra sao? Hãy cùng Bitreviews đi tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây!
Đồng USDT là gì? USDT có an toàn không?

USDT Là viết tắt của Tether USD được gắn với đồng USD theo tỷ giá 1:1 tức là 1 USDT sẽ luôn có giá trị tương đương 1 USD. Năm 2014, USDT được phát hành bởi Tether Limited – công ty thuộc iFinex có trụ sở tại Hồng Kông. Tính đến đầu quý 2 năm 2025 thì đồng tiền này có mức vốn hóa thị trường là gần 145 tỷ USD (theo dữ liệu từ Coinmarketcap) trở thành loại stablecoin lớn nhất trên thị trường crypto.
Nó được ra đời nhằm giải quyết một trong những thách thức của tiền điện tử đó là sự biến động giá mạnh mẽ bằng cách duy trì giá trị ổn định bằng giá trị ổn định của USD. Phát hành dưới dạng token ERC-20 trên Ethereum giúp USDT có thể sử dụng trên nhiều nền tảng blockchain khác nhau. Vận hành dựa trên một quỹ dự trữ được đảm bảo bởi các tài sản thực tế nên USDT được dùng nhiều trong các giao dịch tiền điện tử và lưu trữ giá trị.
- Lịch sử hình thành
Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, tuy có nhiều giai đoạn khó khăn nhưng USDT đã dần khẳng định được vị thế của mình trên thị trường crypto có sự cạnh tranh khốc liệt:
Năm 2014: Tháng 7/2014, USDT được ra mắt tên gọi RealCoin bởi các nhà sáng lập Brock Pierce, Reeve Collins và Craig Sellars. Đến tháng 11 cùng năm thì được đổi tên thành Tether (USDT). Ban đầu đồng tiền này được tạo ra dựa trên blockchain Bitcoin qua giao thức Omni với định hướng là một stablecoin ổn định về giá và thuận tiện khi giao dịch.
Năm 2015: Tháng 1/2015 thì Bitfinex – sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới đã niêm yết USDT để giao dịch.
Năm 2017 – 2018: Vào tháng 11/2017, Tether bị thiệt hại 31 triệu USD từ vụ trộm tiền điện tử nên công ty đã tăng cường bảo mật bằng bản nâng cấp phần mềm tương không thích ngược (hard fork). Sau thời điểm đó, nguồn cung lưu thông USDT đã tăng từ 10 triệu USD lên 2,8 tỷ USD.
Năm 2019: USDT đã vươn lên vượt qua tiền ảo Bitcoin về khối lượng dịch trở thành đồng tiền điện tử được giao dịch nhiều nhất. Tuy nhiên, vào tháng 4/2019, BitFinex (công ty mẹ của Tether) bị cáo buộc vay 700 triệu USD từ quỹ dự trữ làm dấy lên lo ngại về tính minh bạch tài chính của Tether.
Năm 2021: Liên tiếp các án phạt tài chính dành cho Tether: vào tháng 2/2021 là 18,5 triệu USD và tháng 10/2021 là 41 triệu USD đồng thời cung cấp thông tin về dự trữ trong 2 năm.
Năm 2022 – Hiện tại: Tháng 5/2022, giá USDT chạm đáy lần đầu tiên trong lịch sử là 0,96 USD khi stablecoin TerraUSD sụp đổ tuy nhiên giá đã phục hồi nhanh chóng về mức 0,99 USD. Đồng thời, Tether ra mắt MXNT – stablecoin neo theo đồng peso Mexico.
Cho đến hiện tại, dù phải đối mặt với các quy định về nghi vấn về quỹ dự trữ nhưng USDT vẫn giữ vững vị thế của mình. Tether đã mở rộng quy mô hoạt động trên nhiều mạng lưới như Ethereum, Tron, Solana giúp tăng khả năng tiếp cận và tính khả dụng của nó.
- Các loại USDT
Hiện nay, có 3 loại USDT phổ biến được dùng để giao dịch trên các sàn gồm USDT-Omni, USDT ERC20 và USDT TRC20.
- USDT-Omni USDT OMNI: Là USDT gốc được phát hành trên blockchain Bitcoin
- USDT ERC20: Token USDT phát triển trên blockchain của Ethereum (ETH) theo tiêu chuẩn ERC20. Nó được dùng chung địa chỉ ví với ETH.
- USDT TRC20: Loại này rất phổ biến bởi có tốc độ giao dịch nhanh chóng, chi phí thấp được hỗ trợ trên các giao thức cùng ứng dụng phi tập trung (dApp) trên blockchain TRON.
- Phí rút & nạp USDT
Người dùng cần lưu ý đến những khoản phí khi sử dụng USDT gồm:
- Các khoản nạp hoặc rút tối thiểu từ 100000 USD trở lên
- Phí gửi tiền: 0,1%
- Phí rút tiền pháp định: 0.1% hoặc tối thiểu $1,000
- Phí xác minh tài khoản: $150
- Mục đích sử dụng
Trong thế giới tiền điện tử thì USDT được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
- Cho phép nhà đầu tư có thể giao dịch và trao đổi với các đồng tiền điện tử khác.
- Cung cấp một phương thức lưu trữ giá trị ổn định trong thị trường crypto giúp giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.
- Thanh toán xuyên biên giới, chuyển khoản quốc tế 24/7 một cách nhanh chóng với chi phí thấp mà không cần sự kiểm soát của ngân hàng chính phủ.
- Được dùng làm tài sản đảm bảo trong các giao thức cho vay.
- Cung cấp nguồn thanh khoản đáng tin cậy trên các sàn Dex và mang đến cơ hội farming cùng staking với mức lợi suất hấp dẫn.
- Mua bán USDT và cách lưu trữ
Là đồng stablecoin phổ biến, USDT có sẵn trên các sàn giao dịch lớn như Binance và MEXC,… Nhà đầu tư có thể mua bằng thẻ thẻ Visa và các loại tiền mã hóa khác. Ngoài ra, bạn có thể mua từ những người dùng khác và phương thức giao dịch này được xem là an toàn với chi phí thấp thích hợp với người cần mua USDT số lượng lớn.
Khi mua USDT bạn có thể lưu trữ đồng tiền này trên các ví riêng của Tether hoặc có thể lưu trữ trên các loại ví nóng và ví lạnh gồm: Trust Wallet, MetaMask, Ledger và Trezor,… Một số người có thể lưu trữ đồng tiền này trên các sàn giao dịch. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích bởi rủi ro cao.
Cách thức hoạt động của đồng USDT
Vì USDT được phát hành trên blockchain Bitcoin qua giao thức Omini. Nhờ công nghệ này mà Tether Limited đúc và đốt các token họ quản lý dựa trên tiền pháp định USD được lưu trữ để đảm bảo lượng USDT lưu thông phù hợp. Về cơ chế vận hành của đồng tiền này được hiểu như sau:

- Khi bạn sử dụng tiền pháp định để mua USDT qua hệ thống ngân hàng của Tether Limited
- Lúc này, Tether sẽ tạo ra và phát hành một lượng USDT tương đương với số tiền USD bạn đã nạp vào tài khoản. Ngay lập tức, số USDT sẽ được chuyển đến tài khoản ví của bạn.
- Sau đó, bạn có thể sử dụng đồng tiền này để giao dịch, mua bán hoặc trao đổi với bất kỳ loại tiền điện tử khác.
- Nếu không còn nhu cầu sử dụng thì bạn có thể bán chúng cho Tether và đổi thành tiền pháp định. Khi đó, Tether sẽ tiêu hủy token USDT đó vĩnh viễn.
Với cách thức vận hành này luôn đảm bảo tổng lượng USDT được phát hành trên thị trường sẽ tương ứng với số tiền pháp định thực tế được nạp vào hệ thống. Điều này sẽ được giám sát liên tục bởi các công ty kiểm toán nhằm đảm bảo tính minh bạch và tạo dựng niềm tin về tính ổn định của USDT.
Những lợi ích và hạn chế của USDT
Lợi thế của đồng USDT
So với loại tiền mã hóa khác, USDT là sự lựa chọn hấp dẫn cho nhà đầu tư trong thị trường tiền điện tử bởi nó mang đến những lợi ích sau:
- Sự ổn định về giá
Vì USDT được gắn với USD theo tỷ lệ 1:1 giúp giảm thiểu sự biến động giá đem lại sự an tâm cho nhà đầu tư. Đồng tiền này là cầu nối gắn kết giữa tiền điện tử và tiền pháp định giúp nhà đầu tư có thể chuyển đổi từ USD sang tiền mã hóa mà không lo sự biến động. Chính vì sự ổn định này cho phép nhà đầu tư sử dụng USDT như một phương thức lưu trữ giá trị mà vẫn có thể thực hiện giao dịch được.
- Tính thanh khoản cao
Là stablecoin lớn nhất thị trường với vốn hóa thị trường lớn chỉ sau BTC và ETH. USDT được chấp nhận rộng rãi trên các sàn giao dịch khiến cho việc giao dịch và sử dụng trở nên thuận tiện hơn. Có thể chuyển/nhận tiền xuyên biên giới mà không có bất kỳ rào cản nào.
- Giao dịch nhanh chóng với chi phí thấp
USDT hoạt động trên nhiều hệ sinh thái như TRON hoặc Solana, Ethereum cùng nhiều sàn giao dịch nên rất dễ tiếp cận kể cả những người không có tài khoản ngân hàng. USDT được dùng phổ biến trong các cặp giao dịch gồm: BTC/USDT hoặc ETH/USDT trên sàn giao dịch. Hiện tại, chi phí giao dịch tại các ngân hàng truyền thống khá cao thủ tục khá rườm rà. Trong khi đó, sử dụng USDT sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn. Vì thời gian xử lý giao dịch trên USDT rất nhanh chỉ trong vài phút thích hợp với những người cần chuyển tiền hoặc giao dịch gấp.
- Tính minh bạch cao
Dù từng bị vướng vào các vấn đề pháp lý tuy nhiên Tether luôn cải thiện tính minh bạch, thường xuyên công khai thông tin dự trữ và tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, thực hiện các báo cáo định kỳ và cam kết duy trì quỹ dự trữ nhằm đảm bảo giá trị 1:1 giữa USDT và USD.
Hạn chế
Dù có nhiều ưu thế nổi trội tuy nhiên USDT vẫn tồn tại nhiều hạn chế như:
- Mối lo ngại về dự trữ
Trong quá khứ, Tether tuyên bố USDT được hỗ trợ toàn bộ bởi quỹ dự trữ tuy nhiên có nhiều cáo buộc về việc công ty đã không duy trì đủ dự trữ để bảo đảm giá trị của tất cả token lưu hành. Minh chứng là vụ phạt 41 triệu USD của CFTC năm 2021. Điều này làm gia tăng rủi ro đối với người dùng USDT khi thị trường có sự biến động.
- Rủi ro pháp lý
Tether từng đối mặt với nhiều vấn đề pháp lý như sự kiện từ Tổng chưởng lý New York năm 2019 hay lệnh cấm giao dịch tại bang New York. Việc thường xuyên bị giám sát bởi các cơ quan quản lý trên toàn thế giới ảnh hưởng đến hoạt động giao dịch và khiến cho các nhà đầu tư mất tin vào đồng tiền này.
- Nguy cơ bảo mật
Vào năm 2017 thì USDT từng bị tấn công với 31 triệu USD bị đánh cắp. Dù Tether đã triển khai các biện pháp bảo mật cho hệ thống tuy nhiên các cuộc tấn công khác có thể xảy ra, rủi ro cho người dùng khi sử dụng USDT làm phương thức lưu trữ giá trị.
- Ít đem lại lợi nhuận
Vì USDT có sự ổn định giá ở mức 1 USD nên việc đem lại lợi nhuận khi đầu từ là không lớn. Do đó đồng tiền này chỉ thích hợp làm phương tiện thanh toán, lưu trữ giá trị.
So sánh sự khác biệt USDT với Bitcoin
Cả USDT và Bitcoin đều là những đồng tiền điện tử nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi trong thị trường hiện nay. Tuy nhiên giữa chúng có những điểm khác biệt. Cụ thể là:

Tiêu chí | USDT | Bitcoin |
Giá trị | Ổn định được gắn với USD theo tỷ lệ 1:1 | Có sự biến động mạnh chịu ảnh hưởng bởi tâm lý thị trường cùng nhiều yếu tố khác |
Mục đích sử dụng | Làm phương thức thanh toán, giao dịch lưu trữ giá trị ngắn hạn | Phương thức thanh toán, kho lưu trữ giá trị dài hạn đem lại cơ hội đầu tư hấp dẫn |
Nguồn cung | Có thể được phát hành thêm dựa trên lượng tiền pháp định nạp vào hệ thống | Bị giới hạn ở con số 21 triệu BTC |
Công nghệ | Dựa trên blockchain nhưng được phát hành trên các blockchain khác như Ethereum, Tron | Dựa trên blockchain riêng biệt |
Tính phi tập trung | Chịu sự kiểm soát bởi Tether | Phi tập trung hoàn toàn |
Tính thanh khoản | Có sẵn trên các sàn giao dịch nên dễ dàng giao dịch | Chỉ có một số sàn giao dịch |
Chi phí giao dịch | Thấp hơn Bitcoin nhiều | Khá cao đặc biệt khi mạng bị tắc nghẽn |
Hướng dẫn cách mua và lưu trữ đồng USDT
USDT có sẵn trên nhiều sàn giao dịch khác nhau: Binance, MEXC,… nên người dùng có thể mua, lưu trữ và giao dịch dễ dàng. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách mua USDT bằng thẻ VISA trên sàn MEXC:
Truy cập vào trang web hoặc tải ứng dụng MEXC và tiến hành tạo tài khoản với email và số điện thoại, nhớ lưu lại thông tin đăng nhập cùng mật khẩu để đảm bảo an toàn.
Đăng nhập tài khoản thành công bạn hãy chọn vào Tài sản rồi nhấn Gửi trong menu điều hướng (trên web). Với ứng dụng thì bạn chọn vào Giao ngay và chọn Gửi tiền rồi tìm kiếm USDT trong danh sách các loại tiền điện tử.
Tiếp đó bạn hãy tìm kiếm và chọn USDT rồi lựa chọn mạng lưới phù hợp để gửi tiền (ERC20, TRC20, SOL,…).
Nếu chưa có địa chỉ gửi thì bạn hãy tạo bằng cách nhấp vào Tạo địa chỉ. Kế tiếp sao chép địa chỉ này hoặc quét mã QR. Sử dụng địa chỉ này để gửi USDT từ ví bên ngoài hoặc sàn giao dịch khác. Bây giờ hãy chờ xác nhận từ blockchain, sau đó USDT của bạn sẽ xuất hiện trong tài khoản MEXC Spot.
Đánh giá tiềm năng của USDT trong tương lai
Với sự lớn mạnh không ngừng của stablecoin mở đường cho sự phát triển của USDT trong tương lai. Bởi đồng tiền này được chấp nhận rộng rãi hơn trong thanh toán, chuyển tiền quốc tế cùng các ứng dụng tài chính phi tập trung. Có sự ổn định về giá nên USDT không chỉ là phương thức thanh toán giao dịch, kho lưu trữ giá trị mà nó còn giúp thu hẹp khoảng cách giữa tiền pháp định và tiền kỹ thuật số.
Tuy nhiên tương lai của USDT vẫn còn bất định vì nó phụ thuộc vào các quy định pháp lý, nhu cầu thị trường và sự cạnh tranh với các stablecoin khác. Dù USDT được xác lập là stablecoin ưu việt nhất tuy nhiên sự thay đổi về quy định pháp lý và yêu cầu về tính minh bạch càng cao sẽ ảnh hưởng đến sự chấp nhận cùng sự tăng trưởng của nó. Vì vậy, để duy trì vị thế người dẫn đầu thì USDT cần không ngừng mở rộng và đổi mới. Nâng cao các tính năng bảo mật để bảo vệ người dùng đồng thời tập trung vào các lĩnh vực như hợp nhất với DeFi và giao dịch xuyên biên giới.
Là một stablecoin nổi bật trên thị trường crypto, đồng USDT có sự ổn định về giá, tính thanh khoản cao mang lại một phương thức thanh toán và lưu trữ giá trị an toàn hơn các đồng tiền mã hóa khác. Dù vậy, USDT cần có những cải tiến trong tương lai như nâng cấp hệ thống bảo mật, đảm bảo tính minh bạch cũng như mang đến nhiều tiện ích có khả năng sinh lời để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nữa.