Sau Bitcoin, Ethereum là đồng tiền điện tử có mức vốn hóa lớn thứ 2 thị trường Crypto với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Không chỉ là một loại tiền điện tử mà nó còn blockchain mạnh mẽ cho các ứng dụng phi tập trung (dApp) và hợp đồng thông minh. Nếu như Bitcoin được ví như “vàng kỹ thuật số” trở thành phương thức thanh toán và kho lưu trữ giá trị với nguồn cung hữu hạn thì Ethereum không giới hạn nguồn cung. Giá trị của đồng tiền này đến từ công nghệ đổi mới và ứng dụng rộng rãi trong DeFi, NFT. Chúng được ưa chuộng bởi có giá trị thị trường cao, tính thanh khoản tốt và giao dịch thuận tiện. Vậy đồng Ethereum có đặc điểm gì nổi trội và cơ chế hoạt động ra sao hãy cùng Bitreviews khám phá nhé!
Đồng Ethereum (ETH) là gì?

Còn được gọi là Bitcoin 2.0, loại tiền điện tử ra đời năm 2013 bởi lập trình viên người Canada gốc Nga Vitalik Buterin và các nhà phát triển khác. Vào tháng 1 năm 2014, Vitalik đã công bố dự án blockchain Ethereum mới trong Hội nghị Bitcoin (Bitcoin Conference) Bắc Mỹ ở Miami. Tới ngày 30 tháng 7 năm 2015, mạng Ethereum đi vào hoạt động chính thức, ra mắt Genesis Block, chứa gần 8.900 giao dịch. Trải qua nhiều năm phát triển, từ năm 2022 đến nay, Ethereum chuyển từ cơ chế đồng thuận Proof of Work sang cơ chế Proof of Stake. Đồng tiền này không được khai thác nữa mà thay vào đó thì nhà đầu sẽ tham gia Staking để kiếm thêm thu nhập thụ động.
Vừa là loại tiền mã hóa có giá trị lớn thứ 2 thị trường cũng là Ethereum blockchain Layer 1 phát triển mạnh mẽ nhất. Được vận hành trên mạng Ethereum theo tiêu chuẩn ERC20, đồng tiền này được dùng để thực hiện các giao dịch trên mạng cũng có thể dùng như một tài sản đầu tư, trao đổi trên các sàn giao dịch. Tuy nhiên khác với Bitcoin, số lượng Ethereum không bị giới hạn ở mức nhất định. Sự chuyển đổi mô hình từ PoW sang PoS và sự nâng cấp Ethereum 2.0 khiến cho tốc độ phát hành của đồng tiền này đã giảm đáng kể. Nhằm tránh lạm phát thì một phần phí giao dịch trên Ethereum được đốt giúp giảm nguồn cung của đồng tiền này theo thời gian. Hiện tại, Ethereum có mức vốn hóa thị trường là 189.318.543.921 USD đứng thứ 2 chỉ sau Bitcoin theo dữ liệu từ Coinmarketcap.com.
Thông tin tổng quan về Ethereum
Ethereum token | Ethereum |
Đơn vị tiền tệ | ETH |
Nhà sáng lập | Vitalik Buterin |
Năm thành lập | 2013 |
giá eth/usd | giá 1 ETH đang giao dịch trên thị trường là 1,585.39 USD |
Tổng số ETH | 120.695.447,93 ETH |
Đồng ETH lưu hành | 120.695.447,93 ETH |
Sàn niêm yết ETH | sàn giao dịch như Coinbase, Binance, Bybit, OKX, Kucoin, Gate.io, MEXC, |
Ví lưu trữ ETH | Rabby Wallet, Trust Wallet,… cùng ví lạnh (Ledger, Trezor). |

- Mục đích sử dụng
Đồng ETH được dùng để thanh toán phí giao dịch trong mạng lưới Ethereum cùng các giải pháp mở rộng của Ethereum như Arbitrum và Optimism. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể staking kiếm lời từ việc mua, nắm giữ đồng tiền này cùng tham gia DeFi. Mặt khác, ETH cũng được dùng như một loại tiền tệ thanh toán cho NFT trên một số NFT Marketplace.
- Phân bổ token ETH
Ban đầu, nhóm phát triển đã tạo ra hơn 72 triệu đồng ETH trong đó 12 triệu đồng ETH cho Ethereum Dev Team và phần còn lại được bán cho các nhà đầu tư qua ICO. 60 triệu đồng ETH được phân bổ như sau:
- Phần thưởng khối khai thác: 47,223,894.59 ETH
- Phần thưởng khối khai thác hợp lệ: 3,139,986.13 ETH
- Phần thưởng Staking trong Ethereum 2.0: 2,899,893.66 ETH
- Phí đốt: 4,578,316.95 ETH
Ethereum (ETH) hoạt động như thế nào?

Cơ chế vận hành của Ethereum (ETH) thông qua mạng lưới máy tính gọi là Nodes. Nếu muốn tham gia vào mạng lưới này cần cài đặt phần mềm Ethereum Client và chạy chương trình ảo Ethereum Virtual Machine (EVM).
Nhiệm vụ của EVM là triển khai các hợp đồng thông minh giúp các giao dịch diễn ra một cách an toàn và chính xác. Nếu nhà phát triển muốn xây dựng các ứng dụng phi tập trung (dApp) trên Ethereum thì họ cần thực hiện các hợp đồng thông minh bằng việc sử dụng ngôn ngữ lập trình Solidity. Ngôn ngữ này cho phép nhà phát triển xây dựng các giải pháp phức tạp và an toàn trên mạng lưới blockchain.
Máy chủ ảo EVM sẽ thực thi các hoạt động thông minh, lệnh giao dịch,… Khi đó mạng lưới Ethereum sẽ yêu cầu một khoản phí còn gọi là phí gas được thanh toán bằng đồng tiền kỹ thuật số gốc của nền tảng là Ether (ETH).
Trong quá trình thực hiện giao dịch thì mạng lưới sẽ cần xác thực tính hợp lệ thông qua Validator. Duy trì sự ổn định và giúp mạng lưới hoạt động nhất quán thì Validator cần tuân thủ cơ chế đồng thuận (Consensus), quy tắc để xác định sự đồng thuận giữa các node khi xác thực giao dịch.
Trước đây, Ethereum áp dụng cơ chế đồng thuận Proof of Work (PoW) khi các thợ đào cần cần chứng minh công việc họ đã hoàn thành và báo cáo với toàn bộ hệ thống. Lúc này, các Miner Nodes khác sẽ xác minh tính hợp lệ của bằng chứng này.
Khi một block mới được tạo ra thông qua việc giải mã với thuật toán Ethash. Tiếp đó, mạng lưới xác nhận các giao dịch thông qua PoW và dữ liệu giao dịch được ghi vào Blockchain của Ethereum sẽ không thể thay đổi.
Đánh giá đồng Ethereum (ETH)
Mục đích ban đầu khi Ethereum ra đời không phải trở thành phương thức thanh toán. Tuy nhiên với sự chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng tiền điện tử khiến nó trở thành đồng tiền mã hóa được ưa chuộng và có giá trị chỉ đứng sau Bitcoin. Giờ đây nó không chỉ được dùng để thanh toán, tài sản lưu trữ trong crypto với khả năng sinh lời lớn. Đồng ETH được các chuyên gia đánh giá cao về tiềm năng tăng trưởng trong tương lai.
Vào tháng 8/2014, đồng ETH được phân phối đến cộng đồng qua sự kiện ICO, khoảng 50 triệu ETH đã được bán ra với giá 0.31 USD, thu về hơn 16 triệu USD cho dự án. Kể từ khi ra mắt vào năm 2014, giá trị của đồng ETH đã tăng 727,641%. Từ năm 2015 đến năm 2024, vốn hóa thị trường của Ethereum đã tăng từ 25 triệu USD lên 271.95 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 1,087,700%. Sở dĩ, ETH là tiền điện tử có giá trị bởi các lý do sau:
- Nhiều ứng dụng và tiện ích
ETH là đồng tiền chính trong mạng lưới Ethereum, nó là một dạng tiền kỹ thuật số phi tập trung không chịu sự kiểm soát của bất kỳ ai hoặc tổ chức nào. Nó không thể bị làm giả mang tính bền vững và không phụ thuộc vào giá trị thị trường. Được sử dụng để thực hiện các giao dịch một cách ẩn danh, hỗ trợ các ứng dụng phi tập trung (dApp) và hợp đồng thông minh. Những dApp có thể là dịch vụ tài chính (DeFi), trò chơi blockchain, nền tảng lưu trữ dữ liệu. Đồng tiền điện tử này được dùng để thanh toán cho mọi giao dịch trên mạng lưới và triển khai hợp đồng thông minh diễn ra trên mạng Ethereum một cách liên tục.
- Sự chấp nhận rộng rãi của cộng đồng
Ngay từ khi ra mắt, đồng tiền mã hóa này đã nhận được sự chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng, các nhà đầu tư và tổ chức lớn. Rất nhiều dự án blockchain và công ty dùng Ethereum để xây dựng sản phẩm, dịch vụ của họ khiến cho đồng tiền này trở thành một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái blockchain ở thời điểm hiện tại. Ngoài ra, ETH trở thành một loại tài sản đầu tư được nhiều người ưa chuộng. Các quỹ đầu tư, sàn giao dịch và công ty tài chính đã bắt đầu sử dụng và giao dịch đồng tiền này giúp nâng giá trị của ETH.
- Khả năng mở rộng và đổi mới
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường thì Ethereum đã không ngừng phát triển và cải thiện. Trong đó điểm nổi bật nhất của ETH là hợp đồng thông minh giúp tạo ra sự tin tưởng giữa 2 bên giao dịch, loại bỏ những yêu cầu từ bên trung gian. Đồng thời, 2 bên sẽ không cần thanh toán phí giao dịch cho bên thứ 3 khi thực hiện giao dịch P2P. Với sự đổi mới này giúp tăng khả năng sử dụng blockchain nhiều hơn tạo tiền đề cho sự bùng nổ của các ứng dụng phi tập trung (dApp).
Bên cạnh đó, bản nâng cấp Ethereum 2.0 giúp mạng lưới mở rộng quy mô, giảm sự tắc nghẽn của hệ thống. Kết hợp với cơ chế Proof of Stake sẽ giúp Ethereum hoạt động hiệu quả, tiết kiệm năng lượng và giúp các giao dịch được xử lý nhanh chóng, chính xác. Ngoài ra, còn có tính năng Shard hoạt động như một mạng lưới độc lập, có khả năng xử lý giao dịch và lưu trữ dữ liệu riêng biệt. Với sự nâng cấp này giúp quy mô mạng lưới Ethereum có thể mở rộng linh hoạt theo nhu cầu đáp ứng số lượng người dùng ngày càng tăng. Điều này góp phần làm gia tăng thêm giá trị cho đồng ETH.
- Quy luật cung cầu
Nếu như Bitcoin bị giới hạn nguồn cung trong 21 triệu BTC thì Ethereum lại có nguồn cung vô hạn tuy nhiên số lượng ETH được tạo ra sẽ giảm dần qua các quá trình đốt hay việc chuyển sang Ethereum 2.0 giúp làm giảm lượng ETH mới phát hành. Điều này làm tăng thêm sự khan hiếm của ETH theo thời gian giúp nâng cao giá trị của đồng tiền này.
Sự khác biệt giữa Ethereum và Bitcoin
Tương tự đồng tiền ảo Bitcoin, Ethereum được vận hành dựa trên blockchain giúp lưu trữ và giao dịch bảo mật hơn. Trong đó, blockchain được ví như cuốn sổ cái ghi lại tất cả các hoạt động được thực hiện trên mạng. Những người tham gia mạng lưới có thể dễ dàng theo dõi các nội dung trên blockchain. Dữ liệu rất minh bạch, đáng tin cậy và không thể thay đổi nên có thể ngăn chặn sự tấn công từ bên ngoài cùng chống gian lận rất tốt. Tuy nhiên, điểm khác biệt của blockchain trên Ethereum đó không chỉ lưu trữ dữ liệu giao dịch mà cần theo dõi trạng thái của mạng gồm thông tin về các ứng dụng chạy trên đó. Ngoài ra, giữa 2 đồng tiền điện tử này cũng có sự khác biệt dựa trên các yếu tố sau:
Tiêu chí | Ethereum | Bitcoin |
Mục đích | Định vị là nền tảng phi tập trung hỗ trợ các ứng dụng tài chính và phi tài chính gồm dịch vụ tài chính, trò chơi hoặc bất kỳ dApp nào | Còn được gọi là “vàng kỹ thuật số” được thiết kế làm phương thức thanh toán và kho lưu trữ giá trị. BTC có sự ổn định về giá trị hơn ETH. |
Khối lượng phát hành | Không giới hạn về nguồn cung tạo dù thời gian cần thiết để xử lý một khối ETH giới hạn số lượng có thể được tạo ra mỗi năm. Tuy nhiên số lượng đồng ETH đang lưu hành tính đến hiện tại là hơn 120 triệu đồng ETH | Tối đa chỉ có thể đưa vào lưu thông là 21 triệu BTC |
Phí xử lý giao dịch | Được gọi là phí gas trên mạng Ethereum được trả bởi những người tham gia giao dịch Ethereum và được mạng đốt cháy. Nó được được tính dựa trên độ phức tạp của thuật toán, mức độ sử dụng băng thông và nhu cầu lưu trữ. | Các khoản phí liên quan đến giao dịch Bitcoin sẽ được trả cho người khai thác Bitcoin |
Cơ chế đồng thuận | Dù trước đó sử dụng cơ chế PoW tuy nhiên đến năm 2022 với sự nâng cấp lên bản Ethereum 2.0 thì ETH có sự thay đổi cơ chế sang PoS giúp tiết kiệm năng lượng | Bitcoin vẫn sử dụng cơ chế PoS tiêu tốn nhiều năng lượng, đòi hỏi người khai thác phải cạnh tranh để giành phần thưởng. |
Loại mã hóa | Ethereum chạy mã hóa thuật toán Ethash. Hơn nữa, Ethereum cho phép chạy mã Turing-complete khi mọi tính toán được thực thi nếu có đủ khả năng và thời gian nên rủi ro bị tấn công cao | Bitcoin chạy mã hóa thuật toán Secure Hash Algorithm 256 (SHA-256). |
Thời gian tạo khối | Vì sử dụng cơ chế PoS giúp tiết kiệm năng lượng kết hợp Ghost giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng nên Ethereum có thời gian tạo khối rất nhanh chỉ khoảng 14 giây | Bitcoin phải mất tới 10 phút để khởi tạo khối mới |
Cách giao dịch với đồng Ethereum
Hiện nay, ETH được niêm yết trên nhiều sàn giao dịch khác nhau cho phép các nhà đầu tư có thể mua, bán và nắm giữ đồng tiền này kiếm lời. Nhà giao dịch có thể mua bán Ethereum trên các sàn Dex và Cex gồm Binance, OKX, Bybit, Uniswap, Pancakeswap,… Đối với mỗi sàn giao dịch sẽ một quy trình giao dịch ETH khác nhau. Dưới đây là quy trình chung:
- Bước 1: Tạo tài khoản trên sàn giao dịch
Lựa chọn một sàn giao dịch phù hợp và ưu tiên lựa chọn các nền tảng lớn và uy tín tránh những rủi ro không đáng có. Tiếp đó bạn hãy mở một tài khoản giao dịch bằng các thông tin gồm: địa chỉ email, số điện thoại, Telegram hoặc tài khoản Apple ID của chính bạn. Kế tiếp bạn cần bảo mật cho tài khoản của mình thông qua các phương thức: mật khẩu, 2FA,…
- Bước 2: Xác minh tài khoản
Nếu bạn tạo tài khoản giao dịch ETH trên các sàn Cex sẽ cần phải KYC để hạn chế việc rửa tiền. Khi đó bạn cần xác thực bằng việc cung cấp thông tin về CCCD cũng như ảnh chụp khuôn mặt.
- Bước 3: Thêm phương thức thanh toán
Có một số sàn giao dịch sẽ cho phép người dùng mua ETH từ thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ trong khi một số khác yêu cầu bạn trao đổi với đồng coin trung gian khác như USDT hoặc USDC,… Do đó, bạn cần thêm các phương thức thanh toán phù hợp để chuẩn bị cho việc mua ETH.
- Bước 4: Mua, bán với ETH
Bây giờ bạn có thể tiến hành mua ETH với các phương thức thanh toán đã thêm vào. Sau khi quá trình mua hoàn tất thì Ethereum sẽ được lưu trữ trong ví nóng của sàn giao dịch. Bạn có thể thực hiện việc bán hoặc chuyển sang sàn giao dịch hoặc ví khác tùy ý.

Đầu tư Ethereum (ETH) năm 2025
Đồng Ethereum là sự lựa chọn tuyệt vời giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư với phần thưởng staking hấp dẫn. Hơn nữa, đây là đồng tiền điện tử có giá trị cao khi sở hữu mức vốn hóa chỉ đứng sau Bitcoin. Nổi bật với những bản nâng cấp và công nghệ mới, tính thanh khoản cao giúp giao dịch dễ dàng cũng như được sự chấp thuận rộng rãi đồng thời là sự mở rộng quy mô linh hoạt của hệ sinh thái Ethereum sẽ đẩy giá ETH lên cao. Theo một báo cáo mới từ Geoffrey Kendrick từ Ngân hàng Standard Chartered thì giá Ethereum sẽ đạt 10,000 USD vào cuối năm 2025.
Tuy nhiên giá trị của đồng tiền mã hóa này cũng có sự biến động lớn khi phải các cạnh tranh với đồng coin khác. Hơn nữa, mức phí giao dịch cao có thể ảnh hưởng đến khả năng, nhu cầu sử dụng Ethereum. Mặc dù có rất nhiều loại ví lưu trữ ETH được phát triển tuy nhiên khả năng bị tấn công và đánh cắp Private Key cũng rất lớn. Dù lợi ích tiềm năng nhận được từ việc đầu tư vào Ethereum rất hấp dẫn các mối quan ngại về bảo mật cùng tính chất rủi ro cao là yếu tố mà nhà đầu tư cần phải cân nhắc thật kỹ. Bên cạnh đó, cần thường xuyên cập nhật tin tức về đồng coin này nếu có ý định đầu tư vào nó. Vì những tin tức quan trọng trên thế giới là yếu tố tác động trực tiếp đến giá của bất cứ đồng coin nào.

Tương lai của Ethereum sẽ ra sao?
Sở hữu hệ sinh thái rộng lớn, Ethereum thu hút nhiều nhà phát triển và nhà đầu tư. Hiện tại, có gần 1000 dự án DeFi đang phát triển trên Ethereum với tổng giá trị staking đạt 29 tỷ USD. Công nghệ hiện đại của Ethereum có tính ứng dụng cao từ việc xử lý các giao dịch đơn giản đến việc hỗ trợ vận hành các ứng dụng phức tạp cùng ngành nghề khác. Từ khi ra mắt đến nay thì đội ngũ phát triển của mạng luôn có sự nâng cao, cải tiến hiệu suất. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ blockchain và các ứng dụng thực tiễn của Ethereum thì giới đầu tư có niềm tin chắc chắn rằng ETH có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong thời gian sắp tới. Nhiều chuyên gia còn kỳ vọng rằng Ethereum sẽ vượt qua Bitcoin và trở thành mạng lưới blockchain hàng đầu thế giới.
Là một trong những loại tiền điện tử đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại. Đặc biệt là sự thay đổi về cơ chế phát hành cùng bản nâng cấp Ethereum 2.0 khiến cho đồng Ethereum vừa là loại hình đầu tư hấp dẫn phương thức thanh toán được ưa chuộng và lưu trữ giá trị hợp lý. Hơn hết, mức phần thưởng staking mà ETH mang lại khiến nó trở thành loại tiền kỹ thuật số nổi bật so với các loại tiền khác.