Trên thị trường tiền mã hóa phát triển mạnh mẽ, có rất nhiều nhà đầu tư vẫn đang tìm hiểu về các sàn giao dịch tiền điện tử. Binance là một trong những sàn giao dịch điện tử lớn nhất thế giới, nổi tiếng với khối lượng giao dịch khổng lồ và nền tảng thân thiện với người dùng. Tuy nhiên, không ít người vẫn đặt ra câu hỏi: Liệu Binance có thực sự an toàn để tin tưởng đầu tư? Họ lo lắng về vấn đề bảo mật tài sản số và những rủi ro có thể gặp phải trong quá trình giao dịch. Trong bài viết này, hãy cùng Bitreview tìm hiểu kỹ hơn về độ an toàn của Binance cũng như các bước cần thiết để bảo mật tài khoản khi sử dụng sàn này.
Sàn Binance có an toàn không?

Sàn giao dịch Binance được ra mắt vào năm 2017 bởi Changpeng Zhao người Canada gốc Trung Quốc. Ngay từ lúc ra mắt, Binance đã nhận được sự ủng hộ đông đảo từ người tham gia vì sàn giao dịch này ứng dụng công nghệ blockchain hiện đại. Chỉ trong vòng chưa tới 200 ngày ra mắt Binance đã trở thành sàn giao dịch lớn nhất. Hiện nay, Binance đã ghi nhận có khoảng 65 tỷ USD giao dịch mỗi ngày, hàng ngàn đồng coin được lên sàn và 1,4 triệu lệnh giao dịch mua bán được duyệt chỉ trong 1 giây.
Ngoài việc phát triển nhanh chóng với nhiều sản phẩm và công cụ hỗ trợ giao dịch đa dạng, Binance còn chú trọng đặc biệt đến vấn đề bảo mật – yếu tố sống còn trong thế giới tiền mã hóa. Sàn áp dụng nhiều lớp bảo vệ hiện đại như mã hóa SSL để bảo vệ dữ liệu truyền tải, xác thực hai yếu tố (2FA) giúp tăng cường kiểm soát truy cập, và lưu trữ lạnh nhằm giữ phần lớn tài sản người dùng ở chế độ ngoại tuyến – hạn chế tối đa nguy cơ bị tấn công mạng. Đây đều là những công nghệ bảo mật tiên tiến, giúp củng cố niềm tin và đảm bảo an toàn cho người dùng khi giao dịch trên Binance. Bên cạnh các biện pháp bảo mật công nghệ, Binance còn triển khai Quỹ tài sản an toàn cho người dùng (SAFU) – một lớp bảo vệ tài chính dành cho người dùng trong trường hợp xảy ra sự cố nghiêm trọng ngoài ý muốn như bị tấn công hay mất mát tài sản. Quỹ SAFU được xây dựng từ việc tự động trích một phần phần trăm nhỏ từ phí giao dịch của người dùng, đảm bảo rằng luôn có một nguồn dự phòng để hỗ trợ, bồi thường nếu cần thiết. Đây là minh chứng rõ ràng cho cam kết của Binance về việc đặt quyền lợi và sự an toàn của người dùng lên hàng đầu.
Binance còn tích cực hợp tác với các cơ quan quản lý tài chính hàng đầu trên toàn cầu nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý tại từng quốc gia. Điều này giúp sàn xây dựng được uy tín, nâng cao tính minh bạch và củng cố niềm tin của người dùng khi đầu tư và giao dịch trên nền tảng. Sự chủ động trong việc đối thoại và điều chỉnh hoạt động theo luật pháp quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng giúp Binance giữ vững vị thế là sàn giao dịch điện tử hàng đầu thế giới.
Các bước bảo mật trên sàn Binance mới nhất

- Sử dụng mật khẩu mạnh và thay đổi định kỳ
Đặt mật khẩu là bước đầu quan trọng nhất trong việc bảo vệ tài khoản, vì vậy cần đặt mật khẩu mạnh, phức tạp không nên quá dễ đoán như ngày tháng năm sinh. Mật khẩu mạnh là mật khẩu bao gồm các chữ cái viết hoa, chữ cái viết thường, số, ký tự đặc biệt như “@,#,!,*,…”. Đặc biệt là định kỳ thay đổi mật khẩu, thông thường nên 6 tháng đổi mật khẩu một lần.
- Kích hoạt xác minh 2 yếu tố (2FA)
Binance cung cấp xác minh 2 yếu tố (2FA) và khuyến khích người bật để bảo mật vì đây là một trong những biện pháp an toàn để tài khoản của bạn tránh khỏi sự xâm nhập.
Kích hoạt 2FA cũng đơn giản, bạn chỉ cần đăng nhập vào tài khoản Binance, sau đó vào “Setting” (Cài đặt), ấn vào “Security” (Bảo mật) và chọn “Enable” (Cho phép) trong mục 2FA rồi làm theo hướng dẫn cài đặt Google Authenticator hoặc nhận mã qua SMS.
Khi bật xác minh 2 yếu tố (2FA) trên Binance, việc đăng nhập vào tài khoản sẽ trở nên an toàn hơn rất nhiều. Bạn không chỉ cần nhập mật khẩu, mà còn phải cung cấp một mã xác minh tạm thời được gửi về Google Authenticator hoặc qua SMS. Điều này có nghĩa là, ngay cả khi ai đó biết được mật khẩu của bạn, họ vẫn không thể đăng nhập nếu không có quyền truy cập vào thiết bị chứa mã xác minh.
- Cảnh báo và xác nhận giao dịch
Giống như các ứng dụng ngân hàng, Binance có cảnh báo giao dịch qua SMS và Email. Binance khuyến khích người dùng nên bật để luôn cập nhật được tình hình biến động của tài khoản. Để bật cảnh báo cần vào “Tài khoản” (Account), chọn “Bảo mật” (Security). Kéo xuống phần “Quản lý thiết bị và cảnh báo” hoặc phần Cảnh báo bảo mật (Security Notification). Tại đây bạn có thể bật/tắt các lựa chọn nhận cảnh báo qua Email hoặc SMS tùy theo sở thích.
- Kiểm tra các thiết lập bảo mật khác
Binance còn cung cấp một loạt tùy chọn bảo mật nâng cao nhằm bảo vệ tài sản và thông tin người dùng một cách tối ưu:
- Whitelist Withdrawal Addresses: Tính năng “danh sách trắng” cho phép bạn chỉ rút tiền đến các địa chỉ ví đã được xác minh trước đó. Điều này giúp ngăn chặn hành vi rút tiền trái phép nếu tài khoản bị xâm nhập.
- API Security: Nếu bạn sử dụng API để kết nối Binance với các công cụ giao dịch hoặc phần mềm bên ngoài, Binance cho phép bạn giới hạn quyền truy cập API, kiểm soát IP được phép kết nối, từ đó tránh các rủi ro bảo mật do API gây ra.
- Security Lock: Trong những trường hợp bạn nghi ngờ tài khoản bị xâm nhập, bạn có thể chủ động sử dụng tính năng khóa bảo mật để tạm thời đóng băng mọi hoạt động trên tài khoản. Điều này giúp bảo vệ tài sản kịp thời cho đến khi vấn đề được giải quyết.
Cách bật Bật Whitelist Withdrawal Addresses
Bước 1: Đăng nhập vào Binance, truy cập mục “Bảo mật” (Security)
Bước 2: Kéo xuống phần “Địa chỉ rút tiền”, chọn “Danh sách trắng”
Bước 3: Bật công tắc “Bật danh sách trắng”
Bước 4: Nhập địa chỉ ví mà bạn thường dùng để rút tiền và xác nhận bằng mã 2FA
Cách bật API Security
Bước 1: Vào phần Tài khoản > Quản lý API
Bước 2: Tạo một API mới, đặt tên tùy chọn
Bước 3: Hệ thống sẽ yêu cầu xác minh email và 2FA
Bước 4: Sau khi tạo xong, bạn có thể:
- Hạn chế IP: chỉ cho phép kết nối từ các IP nhất định
- Giới hạn quyền: chỉ đọc, không rút tiền, hoặc chỉ giao dịch
Cách bật Security Lock
Bước 1: Vào mục “Trung tâm bảo mật” (Security Center)
Bước 2: Cuộn xuống chọn “Tạm thời khóa tài khoản”
Bước 3: Xác nhận và khóa tạm thời nếu bạn nghi ngờ có hoạt động bất thường
- Cẩn thận với các cuộc tấn công Phishing
Phishing (lừa đảo qua mạng) là một hình thức tấn công mạng mà kẻ xấu giả mạo các tổ chức uy tín như ngân hàng, sàn giao dịch tiền điện tử (như sàn Bitget, sàn Bybit,…), hoặc các dịch vụ phổ biến khác… để đánh lừa bạn cung cấp thông tin cá nhân quan trọng. Vì vậy tuyệt đối không chia sẻ mã 2FA hoặc API cho bất kỳ ai.